tổ chức thực hiện

Đăng lúc: 16:36:49 23/07/2019 (GMT+7)

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC PHONG TRÀO CỤ THỂ TRONG PHONG TRÀO TDĐKXDĐSVH

            1. Phong trào xây dựng “ người tốt, việc tốt ”, các điển hình tiên tiến

Qua việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã xuất hiện nhiều tấm gương người tốt việc tốt trong các phong trào: Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, gương người con hiếu thảo, vượt khó học giỏi, tuổi trẻ sống đẹp, quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, tương thân tương ái, bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc, uống nước nhớ nguồn, giảm nghèo, đóng góp xây dựng Quỹ khuyến học, các công trình phúc lợi xã hội, xây dựng; nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết ở địa phương.

2. Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới

4/4 khu dân cư đăng ký xây dựng khu dân cư tiên tiến, đạt tỷ lệ 100%. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới gắn với xây dựng nông thôn mới của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã phát huy quyn làm chủ của nhân dân, khơi dậy truyền thống tương thân, tương ái, tinh thần đoàn kết tương trợ, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tích cực tham gia.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã  và các các ngành, đoàn thể phối hợp chính quyền địa phương tổ chức hoạt động “Về nguồn, ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các địa bàn dân cư trong toàn xã , qua đó đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, tránh lãng phí; tuyên truyền củng cố khi đại đoàn kết toàn dân tộc và tổ chức các loại hình sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân. Đáng chú ý là công tác tuyên truyền được đy mạnh thường xuyên, liên tục với nhiu hình thức, cuộc vận động “ngày vì người nghèo” với kết quả vận động gần 18 triệu đồng

3. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, cơ quan văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.

3.1. Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”:

Đến nay toàn xã  có 968 /1167  hộ gia đình đăng ký thực hiện gia đình văn hóa (chiếm 82,9%), được công nhận năm 2018 là: 812 hộ (đạt 78,1%/tổng số). Công tác chỉ đạo hướng dẫn thực hiện bình xét gia đình văn hóa đúng quy trình, thời gian, công khai, dân chủ, Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã góp phn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình; nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh nơi công cộng; thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên để xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tích cực phòng chống bạo lực gia đình; đoàn kết xóm làng, lương trợ giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất hoặc lúc gặp khó khăn, hoạn nạn; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, nhân đạo từ thiện ở cộng đồng; xây dựng gia đình văn hóa còn góp phần giáo dục đạo đức li sống tốt đẹp, phòng chống các tệ nạn xã hội,... Các nội dung, tiêu chuẩn công nhận Gia đình văn hóa" đã góp phần quan trọntrong việc nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Nhiều gia đình trước đây kinh tế còn khó khăn, mâu thun, lục đục, diễn ra tình trạng bạo lực gia đình... đến nay đã có đời sống kinh tế ổn định, các thành viên biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. Điu đó khng định xây dựng “Gia đình văn hóa" là phong trào có ý nghĩa văn hóa xã hội sâu sắc, thực sự là tổ ấm của các thành viên, là tế bào lành mạnh, nền tảng vững chc của xã hội, là yếu tố quan trọng để xây dựng làng văn hóa; xã văn hóa nông thôn mới.

3.2. Phong trào xây dựng “ Làng văn hóa” .

Đến nay có 4 / 4  làng được công nhận Làng văn hóa. Các Làng văn hóa đều có Ban vận động, xây dựng quy ước, quy chế hoạt động gắn với việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Làng có Nhà Văn hóa - là nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao, hội hp của người dân. Phong trào xây dựng làng văn hóa mang lại hiệu quả rõ rệt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội qua việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế; xây dựng các công trình phúc lợi, công trình văn hóa, giao thông nông thôn với phương châm xã hội hóa; người dân có điều kiện tham gia xây dựng mô hình tự quản xóm, tự hòa giải các mâu thuẫn nội bộ, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh trật tự địa phương. Phong trào đã góp phn xây dựng xã phù hợp với trẻ em; xã lành mạnh, không có, mại dâm.

3.3.  Xây dựng cơ quan, công sở đạt chuẩn văn hóa:

Đến nay có 2 / 4 cơ quan đăng ký thực hiện mô hình cơ quan, đơn vị, đạt chuẩn văn hóa (chiếm 50 %), trong đó có 2/4 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa ( đạt 50%/ tổng số), có 1 cơ quan đạt chuẩn sau 5 năm (cơ quan trường Tiểu học);  Mô hình đã tạo chuyn biến tích cực về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện nếp sống văn minh nơi làm việc, đề cao kỷ luật, kỷ cương, văn hóa ứng xử chuẩn mực, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong cơ quan, đơn vị.

Công đoàn xã, công đoàn các trường học  đã phát động cuộc thi Tìm hiểu Công đoàn Việt Nam, Bộ luật Lao động, Hiếpháp 2013, Luật Công đoàn,... Phát huy truyn thng tương thân tương ái, ung nước nhớ nguồn, tích cực vận động cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Tấm lòng vàng, tham gia hoạt động về nguồn và các hoạt động xã hội từ thiện khác.

Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Thực hiện Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24/9/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa", “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, hàng năm UBND xã phối hợp với công đoàn xã chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai thực hiện, rà soát và phân công, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đơn vị văn hóa.

3.4.  Xây dựng thiết chế văn hóa:

Đầu năm 2018 xã xây mới Khu Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã với tổng số vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng. Khu Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng đã xây dựng mới đều được đầu tư trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, phục vụ hoạt động văn hóa - thể thao ở cơ sở.

Đến nay có 4 / 4 thôn có nhà văn hóa, đa số chỉ đảm bảo chức năng hội họp, sinh hoạt câu lạc bộ, đội nhóm, tuy nhiên trang thiết bị phục vụ sinh hoạt hội họp còn thiếu.

Hiện nay, hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao địa phương được cấp ủy, chính quyền quan tâm xây dựnmới hoặc cải tạo, tận dụng cơ sở cũ để đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả khá tốt. So với tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa, Th thao và Du lịch quy định thì hầu hết chưa yêu cầu. Hội trường đa năng của xã với hơn 200 chỗ ngồi được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị như bàn ghế… tuy nhiên trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, loa đài của các nhà văn hóa thôn và hội trường đa năng cac thôn còn chưa đảm bảo sinh hoạt văn hóa văn nghệ và các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng do ngân sách xã còn gặp nhiều khó khăn.

3.5. Xây dựng Hương ước, quy ước:

Hàng năm, UBND xã, Ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH xã đều chỉ đạo và hướng dẫn các làng văn hóa, các thôn rà soát, bổ sung, sửa đổi hương ước, quy ước.

Hiện nay, 4 làng văn hóa đều đã tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh hương ước Làng văn hóa phù hợp với Quyết định Số: 22/2018/QĐ-TTg  ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. UBND xã đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND Huyện xem xét, và đã được phê duyệt.

3.6. Xây dựng, công nhận  “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới

Năm 2016 Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ xã phát động xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Phấn đấu năm 2019 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới. Việc xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới được cấp ủy Đảng, chính quyn địa phương quan tâm, tập trung đầu tư kinh phí xây dựng nhiều công trình phục vụ nhân dân như: Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn, trường chuẩn quốc gia, trạm y tế, cơ sở hạ tng giao thông,... nhằm thực hiện đạt các tiêu chí xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới gn với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phong trào xây dựng mô hình xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn gắn vi xây dựng xã nông thôn mới góp phần làm chuyển biến tích cực đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; văn hóa, giáo dục, y tế có bước phát triển, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn; cảnh quan môi trường được cải thiện, hạn chế tình trạng vứt rác không đúng nơi quy định, người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm ngày càng gắn bó.

4. Phong trào văn hóa, văn nghệ, hoạt động câu lạc bộ:

Những năm gần đây, cùng với việc phát triển của các loại hình thông tin giải trí, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng trên địa bàn xã được phát triển. Đây là các hoạt động tô đậm những giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống sinh hoạt của mỗi người dân.

Hàng năm, các hoạt động VHVN quần chúng được các thôn, làng văn hóa, ngõ xóm, cụm dân cư trên địa bàn xã thường xuyên tổ chức gắn với với các nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ lớn của dân tộc, của địa phương. Đặc biệt là vào dịp tết nguyên đán hàng năm, nhiều hoạt động VHVN được tổ chức như: Hát chèo, giao lưu văn nghệ, đu tiên, chơi bài điếm, chọi gà … góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo ra các hoạt động vui chơi văn hóa lành mạnh trong nhân dân, tích cực tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa quê hương.

5. Phong trào thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang và lễ hội:

Thực hiện chỉ thị 27- CT/TW của bộ chính trị và quyết định số 308 ngày 25/11/2005 của Thủ tư­ớng chính phủ , và quyết định 1323 của chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cư­ới việc tang và lễ hội .

- Việc tang : có 100% các đám  tang Chấp hành  quy ­ước ,hương ­ước của làng ,thôn và quy định của xã cũng như các quy định của Nhà nước. 100% các đám tang không mở loa đài trước 5h và sau 22h , không để tang ma quá 24 h. có 100% các đám tang không tổ chức ăn uống mời làng trong 3 - 49 - 100 ngày. 100% các đám tang bỏ đ­ược các hủ tục lạc hậu, rải vàng mã và tiền âm phủ dọc đường, không mở loa quá to và treo cao làm  ảnh h­ưởng đến mọi người trong cộng đồng dân cư , 100%  đám tang đều thành lập ban lễ tang .

- Việc cưới: Đã tuyên truyền sâu rộng đ­ược nhân dân đồng thuận nên các đám cư­ới được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm, không phô trư­ơng lãng phí, nhiều đám cư­ới đã bỏ đư­ợc ăn uống mời làng linh đình dài ngày. Đây là cuộc đấu tranh phá bỏ các hủ tục lạc hậu xây d­ựng một nếp sống văn minh phù hợp với tầng lớp nhân dân lao động , cũng là công tác góp phần xoá đói giảm nghèo .

- Công tác vận động treo Quốc kỳ trong các ngày lễ, tết:

Cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện treo Quốc kỳ trong các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị, tết  cổ truyền của dân tộc theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Để thực hiện hiệu quả công tác này, UBND xã cũng giao nhiệm vụ thi đua cho các thôn, Làng văn hóa, đồng thời đưa nội dung này vào bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”.

Từ công tác vận động, tỉ lệ các hộ gia đình treo Quốc kỳ trong các ngày lễ, Tết, ngày kỷ niệm được nâng lên rõ rệt, bình quân trên 80% các hộ gia đình treo cờ Đảng, Quốc kỳ trong các dịp lễ, Tết đã góp phần tạo sự trang trọng, tôn nghiêm phấn khởi trong các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm.

6) Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”:

Phong trào luyện tập thể dục thể thao phát triển rộng khắp, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” ngày càng phát huy hiệu quả, tiếp tục có những tiến bộ rõ nét. Số người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên chiếm 29% tổng số, số hộ gia đình thể thao không ngừng tăng lên, nhất là trong khối cán bộ, công chức, viên chức, học sinh. Thể dục thể thao trong trường học đi vào nề nếp, đảm bảo chương trình giảng dạy nội khóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công tác phối hợp liên tịch trong việc đy mạnh các hoạt động thể dục thể thao ngày càng đồng bộ và có hiệu quả. Tham gia đầy đủ các giải thể thao cấp huyện tổ chức Đặc biệt, công tác xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao được đẩy mạnh, huy động nguồn lực xã hội đóng góp xây dựng thiết chế thể thao, mở rộng sân chơi, bãi tập ở cơ sở ngày càng nhiều.

7. Thực hiện các cuộc vận động, các phong trào khác:

a) Đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo:

Các hoạt động chủ yếu được phát động thường xuyên, hiệu quả như: Giúp nhau làm kinh tế gia đình; xây dựng Quỹ Vì người nghèo, xây dựng công trình phúc lợi, nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; đóng góp xây dựng đường giao thông nông thôn, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng ở cơ sở; chăm sóc sức khỏe, thực hiện kế hoạch hóa gia đình; chăm sóc người già neo đơn, người khuyết tật, gia đình thương binh liệt sĩ; phát huy và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; lập lại trật tự an toàn giao thông; phòng chống cháy nổ;...

b) Thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật:

Qua phong trào xây dựng làng văn hóa, nhân dân có điều kiện tham gia xây dựng mô hình tự quản xóm; tự hòa giải các mâu thuẫn nội bộ; giáo dục, cảm hóa người lầm lỡ; phòng chống tội phạm; đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, làm trong sạch địa bàn dân cư, góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo pháp luật và quy ước cộng đồng. Song song đó, ở các thôn có những thay đổi rõ rệt, ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng được cải thiện; các phong trào quần chúng đấu tranh phòng chống tội phạm gn liền với mục tiêu 03 giảm (giảm tội phạm, giảm tệ nạn xã hội, giảm tai nạn giao thông) ở thôn, làng văn hóa thường xuyên được tăng cường, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, ung rượu say gây rối trật tự công cộng, tệ nạn ma túy, mại dâm, trộm cắp, mê tín dị đoan,...

c) Phong trào học tập, lao động, sáng tạo:

Phong trào học tập, lao động, sáng tạo trong nhân dân ngày càng phát triển. Trung tâm Học tập cộng đồng xã thường xuyên mở các lớp hướng nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, truyền đạt những kinh nghiệm mới trong chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh cho người dân, tạo sự chuyển biến tích cực bộ mặt nông tn, góp phần thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Trong mỗi gia đình hiếu học, gia đình văn hóa, các thành viên ý thức được việc học, học thường xuyên, học suốt đời nên sự gắn kết gia đình hiếu học với gia đình văn hóa đã góp phần rất lớn trong phong trào xây dựng xã hội học tập. Bên cạnh đó, phong trào còn được thể hiện trong việc nêu cao ý thức học tập, lao động vươn lên, vượt qua nghèo khó, ổn định cuộc sống và từng bước khá giả, làm giàu chính đáng ở mỗi người, mỗi hộ gia đình. Hàng năm các dòng họ,các làng văn hóa, hội khuyến học điều tổ chức phát thưởng cho học sinh đạt được những thành tích cao trong học tập

Phong trào thi đua học tập, lao động, sáng tạo đã góp phần giải quyết việc làm, chăm lo cải thiện đời sống người lao động, nâng cao hiệu quả công tác của các cơ quan, đơn vị.