tăng cường phòng chống sâu bệnh hại lúa vụ thu, mùa 2019.

Đăng lúc: 14:39:48 19/08/2019 (GMT+7)

       

Sản xuất vụ Thu Mùa năm 2019 trong điều kiện thời tiết diễn biến hết sức khắc nhiệt, nắng nóng kéo dài ảnh hưởng trực tiếp tới thời vụ cũng như sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng như: sâu ăn lá, sâu keo hại cây ngô, đặc biệt là các đối tượng sâu bệnh hại lúa. Hiện nay, các trà lúa đang giai đoạn đứng cái làm đòng và trỗ bông. Điều kiện thời tiết thời gian qua thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển, tuy nhiên đây cũng là điều kiện phát sinh một số đối tượng dịch hại như: Bệnh bạc lá- đốm sọc vi khuẩn, đạo ôn, khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân...

Thường xuyên kiểm tra các điểm, số điểm cung ứng thuốc BVTV ở địa phương, ngăn chặn việc bán thuốc tràn lan, bán kèm thuốc không đúng chủng loại, thuốc kém chất lượng.

Yêu cầu nông dân phun các loại thuốc theo hướng dẫn phải đảm bảo đúng theo quy định 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp.

Bệnh bạc lá – đốm sọc vi khuẩn: Bệnh vẫn còn xuất hiện trên các giống nhiễm: Bắc thơm số 7, TBR 225, Thiên ưu 8…Phun trừ đối với những ruộng đã và đang bị bệnh gây hại, phun phòng đối với những vùng bệnh mới chớm xuất hiện, sử dụng một số loại thuốc hóa học: ToTan 200WP, Physan 2L, starner 20WP, sasa 20WP…Sau những đợt mưa giông cần tiến hành kiểm tra lại đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo không để bệnh gây hại nặng ảnh hưởng đến năng xuất, chất lượng.

Sâu cuốn lá nhỏ: dự báo sâu non tuổi 1lứa 6 sẽ xuất hiện gây hại cục bộ từ 13/8/2019 trở đi. Đối với diện tích lúa trỗ từ 15/8/2019 trở đi khi thấy diện tích có mật độ sâu non từ 20 con/m2 trở lên phải xử lý bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Ammate 150SC, Clever 150SC, Obaone 75 Wp…thời điểm phun tốt nhất từ ngày 13-16/08/2019

Đối với chuột hại: Hướng dẫn, tổ chức sử dụng diệt chuột bằng phương pháp thủ công và hóa học: đặt bẫy bả, lưới chắn, hun khói, đổ nước, đào hang để bắt chuột, dùng các loại thuốc: Biorat, Rat-K 2%, Ranpart 2%D trộn thành bả sinh học với 10 gam thuốc trộn 0,5kg mồi nhử ( gạo, khoai lang,…) hạn chế sự gây hại đối với cây trồng.

 Đối với sâu dục thân: những ruộng xuất hiện cả sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 và sâu đục thân lứa 4 cần dùng loại thuốc Để phun trừ 2 đối tượng trên: Prevathon 5SC, Virtako 40WG, OPULENT 150SC … thời gian phun từ ngày 13-16/08/2019

Đối với những trà lúa trỗ trong điều kiện thời tiết bất thuận( gặp mưa) cần tiến hành phun phòng trừ bệnh đen lép hạt, bệnh đạo ôn cổ bông trên các giống nhiễm, bệnh đạo ôn cổ bông trên các giống nhiễm bằng các loại thuốc như: Tilt Super 300EC; Nativo 750 WG; Amistar Top 325SC…phun kép 2 lần khi lúa trỗ báo 5% và khi trỗ xong 100% để hạn chế thất thiệt về năng suất do các bệnh gây ra.

Ngoài ra cần chủ động theo dỗi rầy nâu, rầy lưng trắng có khả năng gây hại cục bộ, để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Trên đây là một số nội dung quan trọng cần tập trung chỉ đạo trong sản xuất nông nghiệp thời gian tới. Yêu cầu, HTX nông nghiệp, thôn trưởng 4 thôn nghiêm túc chỉ đạo nông dân thực hiên đạt kết quả tốt.

 Người viết: Lê Thị Hương