Quản lý Văn bản pháp quy

KẾ HOẠCH Thực hiện công tác bảo vệ rừng, PCCCR và quản lý lâm sản gắn với việc thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/08/2023 của Ban Bí thư, năm 2024 Thực hiện Kế hoạch số 10/KH-UBND, ngày 10/01/2024 của Ủy ban nhân dân huyện Hoằng Hóa về việc thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý lâm sản gắn với việc thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/08/2023 của Ban Bí thư, năm 2024; Nghị quyết số 115-NQ/ĐU, ngày 24/01/2024 của Đảng ủy xã Hoằng Hải về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (BVR và PTR, PCCCR), quản lý lâm sản trên địa bàn xã năm 2024 gắn với thực hiện Kết luận số 61- KL/TW ngày 17/08/2023 của Ban Bí thư Trung Ương. UBND xã Hoằng Yến xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng năm 2024, nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Triển khai nhiệm vụ và các giải pháp nhằm giữ vững được an ninh rừng, kiểm soát được nguy cơ cháy rừng; bảo vệ được diện tích rừng hiện có trên địa bàn xã; phát triển vốn rừng, sử dụng tài nguyên rừng hiệu quả, bền vững; kiểm soát, ngăn chặn triệt để các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, giữ vững ổn định an ninh rừng trên địa bàn xã. - Triển khai kịp thời, thực hiện có hiệu quả công tác BVR & PTR, PCCCR, quản lý lâm sản trên địa bàn toàn xã ngay từ đầu năm 2024. 2. Yêu cầu - Triển khai đồng bộ, thực hiện nghiêm túc các giải pháp BVR & PTR, PCCCR, quản lý lâm sản giữa BCĐ xã, trưởng các thôn, các khối đoàn thể. - Các thôn phải xây dựng kế hoạch cho riêng đơn vị mình trên cơ sở phải phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng thôn. - Chỉ đạo cương quyết các bộ phận tham mưu, các thôn, xóm, cán bộ chuyên trách thực hiện nghiêm túc các nội dung kế hoạch. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Công tác chỉ đạo điều hành - Triển khai thực hiện nhiệm vụ BVR & PTR, PCCCR, quản lý lâm sản năm 2019, xây dựng các Kế hoạch, phương án BVR & PTR, PCCCR, quản lý lâm sản, kế hoạch tuyên truyền năm 2019, phê duyệt các kế hoạch phối hợp giữa Kiểm lâm với các đoàn thể, tổ chức chính trị. - Chỉ đạo thôn An Lạc xây dựng ph¬ương án, kế hoạch bảo vệ rừng vùng trọng điểm đảm bảo không để xảy ra khai thác trái phép và cháy rừng. - Rà soát lại toàn bộ lực lượng, dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị chữa cháy rừng, đảm bảo khả năng tác chiến khi xảy ra cháy rừng. - Hướng dẫn Chủ rừng xây dựng phương án PCCCR hằng năm trên diện tích rừng được giao theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Công tác BV&PTR - Xác định trách nhiệm bảo vệ rừng là của toàn dân, các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước, cộng đồng dân cư đều phải tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng. - Giao trách nhiệm cho chủ rừng phải thực hiện các biện pháp sử dụng đất lâm nghiệp, bảo vệ rừng theo đúng quy định nhà nước. Nếu để cháy rừng, khai thác rừng trái phép thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Tuyên truyền và hướng dẫn cho người dân nắm các quyền được hưởng lợi từ rừng, nâng cao nhận thức trách nhiệm BVR, PCCCR của chủ rừng và người dân. - Tăng cường sự phối hợp có hệ thống và chặt chẽ, có kế hoạch cụ thể với các lực lượng kiểm lâm, công an, quân sự để tổ chức tuần tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động sâm hại tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. 3. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng 3.1. Xác định vùng trọng điểm cháy rừng - Theo kết quả kiểm tra, đánh giá vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao tập trung tại thôn An Lạc thuộc các lô 1, 4 khoảnh 1, tiểu khu 563A3. Tổng diện tích có nguy cơ cháy cao là 18,94 ha. Thực bì chủ yếu là cành cây, lá Thông, cây Ràng ràng, cây Sim, cây Mua và các cây bụi khác, độ cao thực bì từ 1m-1.5m. Nguyên nhân gây cháy - Do thời tiết nắng nóng. - Các gia đình sống ven rừng, gần rừng đốt dọn vườn để lửa cháy lan vào rừng. - Sử dụng lửa bất cẩn trong rừng, đốt ong trong rừng. - Đốt hoá vàng mã các khu vực gần rừng, khách tham quan du lịch sử dụng lửa bất cẩn trong rừng. - Trẻ em vào rừng chơi, chăn trâu bò đốt lửa sưởi ấm trong rừng. - Do mâu thuẫn hằn thù cá nhân hoặc mâu thuẫn lợi ích từ rừng dẫn đến cố ý đốt rừng phá hoại. - Thời gian có thể xảy ra cháy: Từ tháng 5 đến tháng 8 (thời tiết nắng nóng, người dân dọn vườn, đốt vườn gây cháy, người dân đi bắt ong); từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau (do người dân dọn vườn, đốt vườn thắp hương, đốt vàng quanh các khu mồ mã, đền thờ). 3.2 Công tác phòng cháy a. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật - Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch Liên tịch số 27/KHLT/BDV-TG-VP-MTTQ-ĐTN-CCKL; nội dung tuyên truyền đi vào trọng tâm, trọng điểm, truyền tải được các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ rừng, PCCCR và quản lý lâm sản đến nhân dân, đặc biệt là quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng - Thường xuyên đổi mới phương thức tuyên truyền, trong đó tập trung vào nội dung ký cam kết đến các hộ gia đình, tuyên truyền tại các trường học và tuyên truyền lưu động. - UBMTTQ xã, Đoàn thanh niên cộng sản HCM xã và các tổ chức đoàn thể xã hội, nhà trư¬ờng phối hợp với Trạm Kiểm lâm Hoằng Kim mở đợt tuyên truyền cao điểm và rộng rãi về các quy định của Nhà nước trong bảo vệ rừng, PCCCR; tổ chức hội nghị công khai, đối thoại với nhân dân về công tác lâm nghiệp. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả các kế hoạch phối hợp trong quản lý, bảo vệ rừng, trọng tâm là việc phối hợp giữa các lực lượng Công an, Quân sự xã và các tổ chức đoàn thể khác với Kiểm lâm trong việc triển khai thực hiện các giải pháp và tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCCR. Nâng cao hiệu quả trong huy động lực lượng, tác chiến tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. b. Công tác thường trực phòng cháy chữa cháy rừng - Ban chỉ đạo xã chủ động trong việc theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, tổng hợp tình hình cơ sở, ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác bảo vệ rừng, PCCCR và quản lý lâm sản kịp thời; Thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực PCCCR tại UBND xã và thông báo cảnh báo nguy cơ cháy rừng để nhân dân nghiêm túc thực hiện; thực hiện tốt chế độ báo cáo về BCĐ huyện Hoằng Hóa trong những ngày nắng nóng, khô hanh có nguy cơ cháy rừng từ cấp III trở lên. - Tổ chức tuần tra thường xuyên trên địa bàn để kịp thời phát hiện, chỉ đạo kịp thời và xử lý ngay những nguy cơ có thể dẫn đến cháy rừng. Tăng cường chỉ đạo các lực lượng tuần tra canh gác lửa rừng trong những ngày nắng nóng, khô hanh, nguy cơ cháy rừng từ cấp III trở lên. - Trong những ngày nắng nóng, khô hanh, nguy cơ cháy rừng từ cấp III trở lên, cần tập trung chỉ đạo các lực lượng duy trì công tác trực gác lửa rừng tại những vị trí theo tọa độ đã đăng ký với cấp trên; đồng thời tăng cường tuần tra, nghiêm cấm những người không có phận sự vào các khu rừng trọng điểm cháy. Lực lượng Công an xã, Ban chỉ huy Quân sự xã phân công số lượng người cụ thể phối hợp tham gia trực cháy rừng với Hạt Kiểm lâm Ven Biển. c. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng chữa cháy - Tiếp tục kiện toàn, củng cố lại tổ chức hoạt động của các Tổ đội BVR, Tổ phản ứng nhanh PCCCR, Tổ đội tuyên truyền BVR, PCCCR. - Tăng cường công tác tập huấn, huấn luyện phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng phòng cháy nòng cốt và các tổ đội bảo vệ rừng. - Thực hiện việc rà soát, bảo dưỡng định kỳ toàn bộ dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị chữa cháy rừng, đảm bảo khả năng tác chiến khi xảy ra cháy rừng. d. Thực hiện việc làm đường băng cản lửa, làm giảm vật liệu cháy và đốt có kiểm soát vật liệu cháy dưới tán rừng - Dự kiến đốt có kiểm soát vật liệu cháy dưới tán rừng với diện tích là 05 ha, tại lô 2, 4, khoảng 1, tiểu khu 563A, thời gian dự kiến tổ chức đốt vào tháng 01/2024, số lượng người tham gia là 30 người gồm lực lượng Công an xã, Dân quân xã, Chủ rừng, Kiểm lâm. - Dự kiến làm mới đường băng cản lửa, phục vụ PCCCR với diện tích là 2km tại lô 2, 4, khoảng 1, tiểu khu 563A, thời gian dự kiến làm từ tháng 01 đến tháng 4/2024. e. Giải quyết mâu thuẫn dẫn đến đốt rừng UBND xã phối hợp với Hạt Kiểm lâm Ven Biển, Công an huyện Hoằng Hóa, MTTQ, lắng nghe, lấy ý kiến nhân dân, tìm hiểu các nguyên nhân mâu thuẫn để ngăn chặn đến mức thấp nhất nguy cơ đốt hủy hoại rừng tại địa phương; Tổ chức điều tra, làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng để xử lý theo quy định của pháp luật. 2.3 Công tác chữa cháy rừng a. Tổ chức lực lượng - Trưởng Ban chỉ đạo về chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững xã là người chỉ đạo, điều hành, huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn xã. - Lực lượng nòng cốt chữa cháy rừng là tổ phản ứng nhanh, các tổ đội BVR, PCCR, lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong xã và các chủ rừng, các lực lượng khác trên địa bàn. - Trưởng thôn là người chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ huy, huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng tại thôn mình quản lý. Lực lượng tham gia chữa cháy rừng gồm: Tổ BVR, PCCCR, các hội trong thôn, chủ rừng và nhân dân trong thôn khi có huy động của Trưởng thôn. Khi có cháy rừng xảy ra, Trưởng thôn phải huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, đồng thời báo cáo với Trưởng ban chỉ đạo xã để chuẩn bị lực lượng, phương tiện hỗ trợ khi lực lượng của thôn không thể dập tắt được đám cháy. b. Dụng cụ, phương tiện và hậu cần - Toàn bộ các máy móc, thiết bị, dụng cụ như: Máy thổi gió, máy cắt thực bì, dao phát, bàn dập lửa, bình toong, can nhựa, đèn pin....được cấp, cho mượn tự mua sắm của đại phương đều phải được chuẩn bị sẵn sàng cho huy động chữa cháy rừng khi có yêu cầu. - Phối hợp với các chủ rừng, các thôn để huy động các dụng cụ, phương tiện sẵn có trong nhân dân để phục vụ chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn. 2.4. Công tác điều tra nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng Khi xảy ra cháy rừng, phối hợp với Hạt Kiểm lâm Ven Biển, Công an huyện Hoằng Hóa tổ chức lực lượng tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy để đưa ra xử lý theo quy định của pháp luật. Yêu cầu Chủ rừng khắc phục hậu quả bằng biện pháp: Nếu cháy lướt thảm thực bì dưới tán rừng, không ảnh hưởng đến cây rừng thì tiến hành khoanh nuôi bảo vệ để rừng tự phục hồi; nếu cháy rừng gây chết cây rừng thì lập hồ sơ đề nghị thanh lý rừng và tổ chức trồng lại rừng ngay. 3. Công tác chống buôn lậu lâm sản, khai thác rừng trái phép, gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn - Quản lý giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản, động vật hoang dã trên địa bàn được giao quản lý, thực hiện đúng theo quy định của Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 về quy định xử phạt, vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; Thông tư số 27/2018/TT-BNN&PTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản; Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế, các loài động thực vật hoang dã nguy cấp. - Công an xã, Kiểm lâm địa bàn kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh chế biến gỗ trên địa bàn, các cơ sở nuôi nhốt động vật rừng. Nếu có cơ sở trên địa bàn thì tham mưu Chủ tịch UBND xã lập phương án quản lý theo đúng quy định của pháp luật. III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM 1. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo về chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững xã - Tham mưu cho chủ tịch UBND xã xây dựng các phương án , kế hoạch tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các biện pháp BV&PTR, PCCCR theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Chỉ đạo kiểm tra giám sát chặt chẽ theo đúng các quy định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, khai thác rừng trên địa bàn nếu có. - Chỉ đạo thực hiện công tác PCCCR ở các thôn có rừng và các chủ rừng, phân công từng thành viên phụ trách thôn có rừng bám sát địa bàn phát hiện sớm các nguy cơ xâm hại về rừng và đất lâm nghiệp. - Công tác PCCCR: Tổ chức các đợt tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, các đoàn thể và trong toàn dân bằng nhiều hình thức tuyên truyền như: tờ rơi, bảng tuyên truyền, loa phóng thanh…Tổ chức các lớp tập huấn về công hậu cần để chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ, cơ chế 02. Xây dựng Phương án chữa cháy rừng tại các thôn trọng điểm. Tập huấn, diễn tập các tình huống gây cháy đề phòng khi có cháy rừng xảy ra. Thường xuyên theo dõi thời tiết để thông báo cấp cháy rừng nhất là những ngày nắng nóng kéo dài. Công tác kiểm tra: Thường xuyên tổ chức các lực lượng tuần tra, kiểm tra an ninh rừng theo quy định. 2. Trách nhiệm của các trưởng thôn - Xác định vùng trọng điểm dễ xảy ra mất ổn định an ninh rừng, xây dựng phương án chữa cháy rừng vùng trọng điểm theo phương châm 4 tại chỗ vùng trọng điểm của thôn. - Tổ chức tuyên truyền về công tác BVR,PCCCR sâu rộng tới nhân dân trong thôn bằng nhiều hình thức. - Quản lý các nguyên nhân gây mất ổn định an ninh rừng tại thôn mình có các phương pháp làm giảm các nguy cơ trên và kịp thời báo cáo lên cấp có thẩm quyền giải quyết. - Xây dựng các tổ đội quần chúng BVR, PCCCR tại thôn của mình, phân công lực lượng trực cháy, mở sổ phân trực. - Tổ chức huy động lực lượng, dụng cụ, phương tiện CCR của thôn khi có cháy rừng xảy ra - Định kỳ báo cáo cho UBND xã và Ban chỉ đạo về chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững xã về quá trình thực hiện nhiệm vụ. 3. Trách nhiệm của chủ rừng - Thường xuyên kiểm tra, tuần tra diện tích rừng được giao, đặc biệt trong những ngày năng nóng kéo dài; kịp thời báo cáo với Trưởng thôn khi phát hiện có nguy cơ gây mất ổn định an ninh rừng. - Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra khi có đợt kiểm tra. 4. Các lực lượng chức năng. - Lực lượng công an, BCH Quân sự và các tổ chức đoàn thể phối hợp với Kiểm lâm địa bàn trong công tác BVR, PCCCR theo các kế hoạch phối hợp đã được phê chuẩn. Tổ chức lực lượng thường xuyên phối hợp tuần tra, canh gác lửa trong những ngày khô hanh nắng nóng. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Căn cứ vào nội dung kế hoạch Ban chỉ đạo về chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững xã xây dựng nội dung chi tiết triển khai đến từng thôn, chủ rừng những nhiệm vụ cụ thể. - Trưởng các thôn căn cứ vào nội dung kế hoạch này để xây dựng nội dung kế hoạch BV & PTR, PCCCR, quản lý lâm sản phù hợp tại thôn mình. - Ban công an xã, Quân sự xã phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra BVR, PCCCR; phối hợp bắt giữ, xử lý vi phạm đối với các đối tượng phá rừng, săn bắt động vật rừng, buôn bán lâm sản trái phép...; phối hợp trong việc thu thập thông tin, nắm bắt theo dõi đối tượng tình nghi, phương thức, thủ đoạn của đối tượng vi phạm; nắm chắc danh sách đối tượng để quản lý ngay tại địa bàn; nắm chắc các tuyến, các khu vực có nguy cơ bị xâm hại rừng cao. - Trong quá trình tổ chức, triển khai, thực hiện nhiệm vụ BV & PTR, PCCCR, quản lý lâm sản thôn nào không thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả dẫn đến cháy rừng thì các thành viên Ban chỉ đạo về chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững xã được phân công phụ trách địa bàn đó phải báo cáo Chủ tịch UBND xã để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật./.
Số/Ký hiệu14/KH-UBND
Ngày ban hành31/01/2024
Người kýNguyễn Xuân Tiến
Chức vụCHỦ TỊCH UBND XÃ
Trích yếuThực hiện công tác bảo vệ rừng, PCCCR và quản lý lâm sản gắn với việc thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/08/2023 của Ban Bí thư, năm 2024
Ngày hiệu lực27/01/2024
Ngày hết hạn28/01/2025
Lĩnh vực văn bảnTài Nguyên Môi Trường
Cơ quan ban hànhUBND xã/thị trấn
Loại văn bảnKế hoạch
File đính kèm:Kế hoạch BVR, PCCCR.doc(106496kb)